Nước cam
Nước cam có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả
Theo nghiên cứu gần đây của hội tim mạch Hoa Kỳ, quả cam tươi có chứa tới 150mg canxi và 237 mg kali, có tác dụng ngăn chặn các tác động của muối và giúp điều hòa huyết áp. Cơ thể của một người bình thường cần cung cấp tới 4700 mm kali mỗi ngày, dựa vào đó để bạn cân đối lượng nước cam nạp vào cơ thể.
Cà chua tươi
Các chuyên gia tim mạch khuyên người huyết áp cao nên ăn từ 1- 2 quả cà chua sống hoặc uống nước ép cà chua khi đói sẽ giúp huyết áp được giữ ở mức ổn định. Ngoài ra, trong cà chua còn chứa dưỡng chất giúp ngăn ngừa xuất huyết đáy mắt.
Nước ép mướp đắng
Nước ép mướp đắng có tác dụng hạ huyết áp
Mướp đắng có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp và phòng nguy cơ tai biến mạch máu não. Mướp đắng không chỉ được dùng để chế biến thành những món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn còn có tác dụng điều trị bệnh huyết áp cao, bệnh mỡ máu cao và phòng nguy cơ tai biến mạch máu não. Uống mỗi ngày một ly nước ép mướp đắng tươi là tốt nhất hoặc nếu không chịu được vị đắng bạn có thể dùng mướp đắng phơi khô pha trà uống.
Nước râu ngô
Râu ngô có thể sử dụng để làm thành nước uống rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ lợi tiểu, điều hòa huyết áp mà nước ngô còn là thức uống giải khát hấp dẫn trong mùa hè được nhiều người yêu thích.
Sữa ít béo
Bệnh nhân huyết áp cao nên bổ sung sữa ít béo trong chế độ ăn
Lượng canxi dồi dào trong sữa có thể giúp giảm chỉ số huyết áp. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nếu cơ thể hấp thu đủ 1200mg canxi mỗi ngày có thể giúp huyết áp giảm xuống từ từ 1 – 2 chỉ số huyết áp. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ đau tim và đột quỵ do huyết áp cao gây ra. Tuy nhiên, bạn cũng nên uống sữa ít béo để hạn chế lượng đường và chất béo có trong sữa.
Trên đây là 5 loại nước uống hữu ích cho bệnh nhân huyết áp cao. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều, mỗi ngày uống đủ 2 – 2.5l nước lọc không kể 1 ly nước ép từ các thực phẩm trên là tốt nhất.
Tuy nhiên, các thức uống này cần sử dụng trong một thời gian dài mới mang lại hiệu quả cao. Do đó, với các bệnh nhân huyết áp cao nghiêm trọng cần kết hợp sử dụng các dược phẩm hạ huyết áp để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một số thảo dược Đông y có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả như: Địa Long, Hòe Hoa, Nattokinase, Câu đằng, Huyền sâm, Hạ khô thảo… Các thảo dược này đã được ứng dụng hàng nghìn năm trong điều trị huyết áp cao và các bệnh về tim mạch.
Địa Long giúp nâng cao độ đàn hồi của mạch máu, làm giãn mạch nội tạng, có tác dụng hạ và duy trì huyết áp ổn định. Đặc biệt, enzym Fibrinolytic trong Địa Long còn có tác dụng giúp làm tan cục máu đông, góp phần giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.
Nattokinase là một enzyme đặc biệt có tác dụng kép vừa giúp làm tan cục máu đông đồng thời kích thích cơ thể tăng cường sản xuất plasmin, chống hình thành cục máu đông, từ đó giúp phòng ngừa tai biến mạch máu não.
Hòe Hoa chứa tới 30% rutin, có tác dụng nâng cao độ bền của thành mạch, giúp giảm huyết áp từ từ và ổn định.
Các thảo dược này có tác dụng điều trị huyết áp cao hiệu quả, ổn định, lâu dài đồng thời ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.